Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

Cây gỗ mít

Gỗ mít là cây ăn quả và cây lấy gỗ quen thuộc. Cây có tên khoa học “Artocarpus heterophyllus” – thuộc vào họ dầu tằm. Nhưng ít ai biết cây mít có xuất xứ từ Nam Ấn Độ. Cây mít cho quả ngọt và gỗ với những đặc tính vượt trội như bền, ít bị mối mọt và màu sắc đẹp. Gỗ mít được sử dụng rất nhiều trong đời sống như: tạc tượng, đóng bàn thờ, tủ gỗ, đóng bàn ghế, làm tang trống, bom rượu, chậu ngâm chân, làm sàn nhà, làm cầu thang ...

Cây mít dễ mọc dễ sinh trưởng với nhiều vùng khí hậu và kể cả môi trường nghèo dinh dưỡng. Cây mít mọc và bao phủ khắp mọi nơi ở nước ta. Cây cao trung bình từ 10m đến 30m, đường kính từ 10 – 30 cm, vỏ bên ngoài khá dày và có màu xám xám, nhiều cành, sai trái. Phần lá mít hơi bầu bầu, lá dày còn hoa mít thì thuộc đơn tính, cây khoảng 3 năm tuổi sẽ bắt đầu cho trái. Quả thường mọc từ dưới gốc lên đến các cành.

Bởi độ phân bố ở khắp mọi nơi và sản lượng dường như khá lớn nên gỗ mít xếp vào nhóm IV trong danh sách gỗ nước ta.

Cây gỗ mít có nhiều loại khác nhau, cây mít được phân biệt thông qua chất lượng của quả và chất lượng gỗ. 

+ Cây gỗ mít dai

Dòng gõ này được dùng khá nhiều trong các ngành, năm tuổi của chúng lên đến 40 50 năm, các chuyên gia nhận định về lõi mít dai tốt và không hề bị cong vênh. Chất lượng gỗ mít dai là tốt nhất nhưng gỗ mít dai thường ít lõi.

+ Cây gỗ mít mật

Với gỗ mít mật phần lõi đặc và nhiều hơn gỗ mít dai. Vỏ và lớp biểu bì bên ngoài mỏng, trung bình khoảng 25 – 30 năm tuổi là có thể khai thác được gỗ. 

+  Cây gỗ mít rừng

Đặc điểm của loại gỗ mít này rất đặc biệt vì chúng có múi và có mùi thơm mít chín bình thường nhưng không có múi (người ta còn gọi chúng là ba la mít). Gỗ mít rừng thường kém chất lượng hơn gỗ mít trồng vì tom gỗ to, kém mịn.

+ Gỗ mít nhập khẩu Nam Phi

Đây là dòng gỗ nhập khẩu; có màu; tom gỗ tương đồng với mít. Loại gỗ này cần thời gian xử lý dài. Từ đó, mới có thể chống cong vênh nứt nẻ.

Đặc tính của gỗ mít

+ Khi mới khai thác, lõi gỗ có màu vàng sang trọng. Gỗ mít để lâu ngoài trời không gia công theo thời gian chúng sẽ chuyển từ màu vàng sang màu đỏ thẫm.

Ưu điểm của gỗ mít

+ Vân gỗ mít không nhiều như các loại gỗ tự nhiên khác nhưng phần thớ và chất lượng gỗ lại được đánh giá rất cao.

+ Gỗ mít có hương thơm nhẹ gần giống mùi nên được nhiều khách hàng yêu thích. Có lẽ vì tính chất này mà bàn thờ, đồ thờ và tượng phật được tạc bằng gỗ mít.



+ Gỗ mít có khối lượng nhẹ nên dễ dàng cho việc thi công và vận chuyển.

+ Gỗ mít phổ biến ở khắp mọi nơi, vì thế chúng có giá thành phải chăng. Gỗ Mít khá là bền với thời gian; trung bình tầm vài chục năm, nhiều khi có thể lên đến cả trăm năm.

 Nhược điểm của gỗ mít 

Gỗ mít thường dễ bị cong vẹo và tiết diện nhỏ.

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

Cây gỗ tần bì, gỗ Ash

Gỗ tần bì hay còn có tên gọi là gỗ Ash, cây có tên khoa học là Fraxinus

Gỗ tần bì là cây có hoa thuộc họ Oliu và được phân bố rộng rãi trên thế giới nhưng được trồng chủ yếu tại các khu vực có khí hậu lạnh như Bắc Mỹ hay Châu Âu bởi khí hậu càng lạnh thì sẽ lại càng cho ra gỗ chất lượng tốt. Gỗ tần bì có bề ngoài rất giống gỗ thông và gỗ sồi Nga. Vân gỗ tần bì rất đẹp, khá giống vân gỗ Pơ Mu của Việt Nam. Gỗ tần bì là loại gỗ được nhập khẩu với giá cả phải chăng. Về phân nhóm theo chất lượng thì gỗ tần bì thuộc nhóm IV, nhóm gỗ có chất lượng cao. 

Ưu điểm của gỗ tần bì

- Gỗ tần bì có ưu điểm nổi bật là khả năng chịu lực tốt. Sức chịu sự va chạm của tần bì thuộc loại tuyệt vời, gỗ dễ uốn cong bằng hơi nước. Gỗ tần bì không nứt nẻ, cong vênh, co ngót. Gỗ có độ bám đinh, ốc và keo dán gỗ rất tốt, dễ thiết kế.

- Gỗ tần bì nổi bật bởi gam màu sáng rất, thớ gỗ mịn và khả năng nhuộm màu và thấm nước sơn tốt mang đến cho không gia một vẻ đẹp ấm cúng và sang trọng

Nhược điểm của gỗ tần bì

Gỗ tần bì không ngấm thuốc và phần tâm gỗ cũng không có khả năng kháng mọt, gỗ tần bì rất kém trong việc chống mối mọt. Gỗ mềm độ bền khoảng 15 năm.


Gỗ tần bì khá đa dạng về chủng loại và nguồn gốc, chúng bao gồm các loại sau:

- Gỗ tần bì trắng (White Ash): Là một loại cây gỗ cứng, độ đàn hồi tốt. Gỗ tần bì trắng được sử dụng rộng rãi trong nội thất như ván sàn, tủ gỗ và đồ nội thất. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại gỗ kết hợp cả sức mạnh và nhẹ nhàng thì gỗ tần bì trắng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

- Gỗ tần bì Tamo (Tamo Ash): Tần bì Tamo còn có tên gọi khác là Fraxinus Mandshurica, phân bố chủ yếu ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga,… Điểm đặc biệt của loại gỗ này đó là có những phần thân gỗ hình đậu phộng, nguyên nhân được cho là các loại dây leo quấn quanh cây làm cản trở nguồn dinh dưỡng khiến cây phát triển không đồng đều.

- Gỗ tần bì đen (Black Ash): Loại này có tên khoa học là Fraxinus Nigra. Màu gỗ tần bì đen tối hơn một chút, vân gỗ màu nâu sẫm và các vân gỗ gần nhau hơn. Tần bì đen phân bố chủ yếu ở miền đông Canada và đông bắc Hoa Kỳ, từ phía tây Newfoundland đến đông nam Manitoba, và phía nam đến Illinois và bắc Virginia.

- Gỗ tần bì bí ngô (Pumpkin Ash): Tên khoa học là Fraxinus Profunda, loại cây này được phân bố chủ yếu ở Đông Bắc Mỹ. Gỗ có màu nâu đậm hơn so với tần bì trắng, loại gỗ này được ứng dụng rất nhiều trong chế tạo đồ nội thất.

- Gỗ tần bì Orgon ( Oregon Ash): Còn có tên gọi khác là Fraxinus Latifolia, loại gỗ này phân bố chủ yếu ở Tây Bắc Mỹ. Khi trưởng thành cây có thể đạt chiều cao từ 20 – 25m, đường kính thân từ 0.3 – 1.0m.

- Gỗ tần bì xanh (Green Ash): Là một loại gỗ tần bì có nguồn gốc ở miền đông và miền trung Bắc Mỹ, từ Nova Scotia phía tây đến đông nam Alberta và đông Colorado, nam tới bắc Florida, và tây nam đến Oklahoma và đông Texas.

- Gỗ tần bì châu âu (European Ash): Đây là dòng gỗ tần bì bản địa của phần lớn châu Âu và cả nhiều dãy núi tại Kavkaz và Alborz.