Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Gỗ ngọc am

Gỗ Ngọc Am còn có tên gọi là hoàng đàn liễu, hoàng đàn rủ hay ở trung quốc còn được gọi là Bách mộc. Gỗ Ngọc Am có mùi thơm hắc, cây nổi tiếng có tại Hà Giang. Tác dụng được biết đến nhiều nhất được sử dụng gỗ ngọc am là làm quan tài. Gỗ ngọc am được xếp vào nhóm 1A trong sách đỏ. Ông cha ta xưa ít dùng ngọc am để đóng đồ, còn khi dùng đồ ngọc am trong nhà thì kiến gián cũng chạy ra hết.



Theo khoa học, tinh dầu Ngọc am có tính độc đối với tế bào, gây đông vón protein tế bào ở người và động thực vật cho nên gỗ và dầu của nó chỉ thích hợp cho việc bảo tồn tế bào, bảo tồn xác ướp. Nhất là với trẻ em dễ bị ảnh hưởng đến hô hấp, có thể gây ung thư.



Tuy vậy liều lượng gây hại và không bị hại cũng không được đưa ra. Thậm chí, có những lời PR dầu Ngọc am chữa được bệnh đại tràng, cảm cúm, ghẻ lở; chữa dịch cúm ở gà, lợn, nhiều nơi dùng thùng gỗ Ngọc am để ngâm chân, chữa bệnh tim mạch, áp huyết, thấp khớp. Nhưng để an toàn nhất thì không nên sử dụng gỗ Ngọc Am trong nhà, các cụ từ xưa và các nhà phong thủy cũng không ưa sử dụng gỗ Ngọc Am là đồ dùng. Với những người bán hàng thì việc quảng cáo cái hay mà không nói cái dở là điều khó tránh, tuy nhiên sử dụng sai cũng là có hại chứ không tốt gì. 


Hiện nay, Ngọc Am đã bị khai thác gần như cạn kiệt, đa phần chỉ còn những gốc rễ còn sót lại. Nếu muốn dùng Ngọc Am, tốt nhất là chỉ nên dùng khi đã là người thiên cổ. Gỗ ngọc am thậm chí càng vùi dưới đất lâu thì càng thơm. Đồ dùng hay tượng có được tạc từ ngọc am mà vẫn phát ra nguồn không khi không phù hợp thì tuyệt nhiên vẫn là không tốt.

Gỗ ngọc am khi để trong điều kiện ẩm có khả năng lên tuyết ở mặt ngoài và khi đổ nước nóng lên, hơi nước bốc lên sẽ mang theo hương thơm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét