Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Gỗ hương: Gỗ Hương - Giáng Hương

Cây gỗ Hương, giáng hương, giáng hương quả to là cây thân gỗ lớn, chiêu cao thường đạt 30-35m, đường kính có thể lên tới 100cm. Gốc cây thường có bạnh vè, vỏ cây màu xám nâu, nứt dọc sau đó bong vảy lớn. Vết vỏ cây đẽo vàng nhạt khá dày, rớm nhựa hơi đỏ.



Hiện nay trên đường phố Hà Nội, Giáng Hương cũng được trồng để tạo cảnh quan. Cây phát triển chậm, rụng lá vào mùa đông. Cây ưa sáng dễ trồng, hoa mọc khoảng từ tháng 1-4. Một số tuyến phố đến mua lá non mọc hoặc hoa nở vàng ươm rất đẹp.


Các loại gỗ hương

Về vị trí địa lý gỗ hương tại Việt Nam có 4 loại phổ thông: Hương Việt Nam, Hương Lào, Hương Nam Phi, Hương Nam Mỹ.

Gỗ hương đỏ Việt Nam hay còn gọi là gỗ giáng hương: Gỗ hương đỏ là loại gỗ hương có giá trị cao nhất vì vân đẹp nhất và quý hiếm nhất. Hiện tại, gỗ hương đỏ còn rất ít. Chủ yếu là gốc, rễ cây dùng để làm đồ mỹ nghệ.

Gỗ hương lào với gỗ hương đỏ Việt Nam có tính chất tương tự, giống nhau đến 95%. Gần như không phân biệt được gỗ hương lào và hương Việt Nam vì cùng một giống gỗ hương nhưng được trồng ở 2 quốc gia có kiểu khí hậu và đất tương tự nhau. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì gỗ hương lào vân kém hơn hương đỏ Việt đôi chút, màu gỗ cũng không đỏ đẹp như hương Việt. Có lẽ do khí hậu và chất đất  tại Việt Nam phù hợp với cây gỗ hương hơn.

Gỗ hương đá: chất gỗ rắn chắc như đá. Cũng có người nói, do gỗ có màu đỏ nhạt hơn so với gỗ hương đỏ, nhìn giống như đá nên gọi là hương đá. Cũng có người nói do hương đá có vân giống như vân đá quý. Nếu gỗ hương đỏ được mệnh danh là vua của các loại gỗ hương thì gỗ hương đá chính là hoàng hậu. Hương đá sở hữu đường vân sắc nét, dày, mịn. Vân gỗ thiên biến vạn hoá, chất gỗ đặc nặng, dễ chế tác nên được rất nhiều người săn lùng. Màu gỗ hương đá có sức hấp dẫn tuyệt đối với những ai yêu thích gỗ màu sáng. Khi dùng được một thời gian hương đá lên màu nhìn ngày càng đẹp.

Gỗ hương đá

Gỗ hương huyết trước đây phân bổ ở vùng Quảng Bình khá nhiều. Hiện tại, Việt Nam cấm khai thác gỗ tự nhiên nên gỗ hương huyết chủ yếu được nhập từ Nam Phi nên người ta còn gọi đây là gỗ hương nam phi hoặc hương đỏ nam phi. Khi mới cắt xong, gỗ có màu đỏ tươi nhìn giống như những giọt máu (huyết). Do đó, người ta gọi gỗ này là gỗ hương huyết. Để lâu ngày gỗ có màu đỏ cánh gián đậm. Gỗ hương huyết lên màu rất nhanh. Gỗ không bị mối mọt và rất bền.

Gỗ hương vân còn có nhiều tên gọi khác như: Hương nghệ, hương chua, hương thối... Hương vân cũng là một trong các loại gỗ hương nhập từ nam phi. Gỗ có màu vàng nghệ, phần gỗ già có màu đỏ nhạt. Vân gỗ rất nhiều nhưng không dày, sắc nét như hương Việt. Thớ gỗ tương đối mịn, không bị mối mọt.

Gỗ Hương nam mỹ là loại hương có giá trị thấp nhất trong các loại gỗ hương. Tom gỗ rất to, vân gỗ rất ít, gỗ cắt ra nhiều mùn. Tuy nhiên gỗ hương nam mỹ cũng tương đối cứng chắc, không mối mọt. Hương Nam Mỹ chủ yếu dùng làm ván sàn hoặc dùng cho khách hàng không phải người chơi đồ gỗ chính hiệu, thích bền mà rẻ còn không có yêu cầu khắt khe về mặt thẩm mỹ. Một số nơi làm lục bình bằng sản phẩm này nhìn rất thô và xấu.

Tính chất gỗ hương

Dù là gỗ hương có xuất xứ từ đâu, là loại gỗ hương nào thì đều mang những đặc điểm chung của loại gỗ tốt này: chất gỗ rất chắc, cứng và nặng. Vân gỗ nhìn rất đẹp, thớ gỗ mỏng và mịn. Trong dân gian người ta nhận biết chung loại gỗ này bằng cách ngâm vào trong nước nếu màu nước chuyển dần sang màu nước chè thì đó chính là gỗ hương. Do trong gỗ có chưa nhiều tinh dầu nên khi ngâm và nước lâu làm nước đổi màu,và cũng vì vậy mà khi để gỗ ở ngoài lâu ngày gỗ sẽ bị ngả sang màu xám, nhưng bù lại lượng tinh dầu này lại rất có ích khi gỗ được chế biến nó sẽ giúp gỗ chống mối mọt nhờ đó gỗ hương bền với thời gian hơn tạo thành ưu điểm lớn cho loại gỗ. Một điều nữa là gỗ hương có một mùi thơm nhẹ rất tự nhiên tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng, thị hiếu người dùng đồ gỗ rất thích điểm này của gỗ hương.

Một đặc điểm là người ta không hay đóng giường bằng gỗ hương. Khi nằm đau nhức người. Khi lau chùi thì ra màu đỏ như máu, gieo tâm lý không tốt.

Cây gỗ lim, một trong tứ thiết bền chắc nặng

Gỗ lim một trong bốn loại gỗ tứ thiết của Việt Nam (gỗ tứ thiết bao gồm 4 loại sau: Lim, sến, trắc và gụ hay còn gọi gõ mật). Cây lim có gỗ rất cứng, chắc, nặng, không cong vênh, không bị mối mọt tấn công, chúng có màu hơi nâu đến nâu thẫm, lim có khả năng chịu lực nén rất tốt.  Gỗ lim còn được chuộng để làm các đồ gia dụng trong nhà như cửa gỗ, giường, phản, cột kèo ...



Vân gỗ lim dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen. Lim là loài gỗ quý hiếm được xếp vào gỗ nhóm 2 bảng phân chia nhóm gỗ Việt Nam. Chúng có khối lượng nặng nhất trong các loại gỗ.

Lim xanh giống
Gỗ lim là loại gỗ có độc tố, có mùi rất hắc, gây dị ứng cho mũi. Độ tố trong gỗ lim khiến cho mối mọt không thể xâm nhập, phong lan cũng không bám được trên gỗ lim. Trong quá trình sản xuất hoặc thi công đồ gỗ nếu hít phải bụi mùn cưa gỗ lim thường sẽ bị hắt hơi liên tục, tạo cảm giác khó chịu, rát cho mũi cho những ai tiếp xúc với chúng.

Hoa lim xẹt

Ngày nay chủ yếu được khai thác và vận chuyển về từ nhiều nơi cụ thể như Lào, Campuchia, Lim ở Tây Nguyên (Lim xẹt hoặc Lim xanh), Lim từ các nước như Congo, Nam Phi… Tuy vậy, theo kinh nghiệm sản xuất cũng như đánh giá từ các đơn vị sản xuất gỗ thì họ cho rằng gỗ Lim xuất xứ từ Lào có độ ổn định cao hơn, khả năng chịu lực tốt hơn hơn gỗ lim Nam Phi rất nhiều, nhất là khoản phù hợp với điều kiện thời tiết của Việt Nam.

Gỗ Pơ mu

Gỗ Pơ Mu là loại gỗ thuộc nhóm 1. Gỗ có tên gọi khác trong tiếng việt như: đinh hương, tô hạp hương, mạy vạc, mạy long lanh, khơ mu, hòng he. Gỗ pơ mu là 1 họ thông nhưng chất lượng và thị hiếu tiêu dùng thì gỗ Pơ mu  cao cấp hơn gỗ thông rất nhiều.

Gỗ pơ mu cũng giống như các loại gỗ có dầu khác, gỗ pơ mu khi mới có màu rất sáng như gỗ thông, nhưng qua thời gian sẽ bị xỉn màu, ngả vàng.



Ở nước ta, pơ mu phân bố trải rộng từ Lai Châu đến Ninh Thuận, tại huyện Nam Giang ( tỉnh Quảng Nam ). Người dân tộc thường dùng gỗ pơ mu để làm nóc nhà hay vách ngăn phòng. Pơ mu được coi là một loại gỗ quý có mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp cũng như trọng lượng khác thường và đặc tính không bị mối mọt phá hoại của nó; vì thế gỗ được sử dụng để làm các đồ tạo tác mĩ thuật, các loại đồ gia dụng, sàn nhà, vách nhà.



Trong nội thất, gỗ pơ mu thường dùng để tạc tượng, điêu khắc tranh được cho là rất đẹp vì vân gỗ sáng, lên PU đồng màu và mịn màng. Chất gỗ cũng được cho là không cứng lắm cho nên rất thích hợp đục các loại tượng như di lạc, quan công, bộ tam đa…Ngoài ra nhờ mùi hương của chúng nên việc trưng các bức điêu khắc từ loại gỗ này rất được ưa chuộng

Gỗ thông đỏ - Taxus

Thông đỏ-Taxus Wallichiana zucc là một chi thông, cây lá kim nhỏ hoặc cây bụi trong họ Taxaceae. Chúng tương đối chậm phát triển và có thể sống rất lâu, và đạt được chiều cao 1–40 m, với đường kính thân cây lên đến 4 m.
Cây Thông đỏ có vỏ ngoài màu nâu đỏ nhạt, hơi dày, bong vảy, thịt nâu đỏ. Cuống lá ngắn, lá thường xanh có dạng thẳng hay mũi mác xếp thành đường thẳng hai dãy, dài 2,5-3,5cm, Có hai tuyến khí khổng màu lục vàng hay lục nhạt.
 
Ở Việt Nam Thông đỏ thường phân bố ở các Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hoà, Lâm Đồng trong các hẻm núi đá Vôi, cạnh khe suối.

Gỗ có tính co dãn, ít nứt nẻ, không cong vênh. Có thể dùng đóng đồ, làm gỗ xây dựng. Do đặc điểm cứng và chịu nước, chịu ẩm nên thích hợp trong các công trình thuỷ lợi. vỏ và lá cây thông đỏ chiết xuất được Taxol và các hoạt chất, dùng để chữa bệnh ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư não và có triển vọng xử lý u hắc tố mang về những nguồn thu khổng lồ cho các hãng sản xuất dược phẩm.

Vỏ, nhựa, lá, cành thông đỏ được sử dụng chiết xuất tinh dầu rất tốt trong y học giúp trị các chứng trị cao huyết áp, mỡ trong máu, tiểu đường, đau đầu, stress… loại trừ chất độc ở gan, ở phổi , trợ giúp tuần hoàn và dẫn truyền thần kinh trong các trường hợp đau dây thần kinh, kháng viêm, tê tay chân, chứng rụng tóc .... Dùng ngoài da giúp chống nhiễm trùng vết thương, giúp da mau liền sẹo. Dùng ngoài để khử độc môi trường không khí trong nhà, trong phòng.

Gỗ Gụ

Cây gỗ gụ còn được gọi là gụ lau, gõ dầu, gõ sương, gụ hương. Gỗ gụ là một loại thực vật thân gỗ lớn thuộc thuộc họ đậu, cây mọc ở rừng nhiệt đới. Mùa hoa của cây gỗ gụ vào đầu tháng 3 – 5, mùa quả chín thì từ tháng 7 – 9 và được tái sinh lại bằng hạt.

Gỗ gụ là loại gỗ tốt được xếp vào nhóm gỗ quý tại Việt Nam, chất lượng gỗ vô cùng tốt không mối mọt cong vênh. Gỗ có màu gỗ vàng nhạt, hay vàng trắng, để lâu sẽ chuyển sang màu nâu thẫm. Cây gỗ gụ có thớ thẳng, vân gỗ lại rất mịn và đẹp. Tuy nhiên, vân gỗ gụ lại sở hữu hình dáng như hoa, đa dạng, nhìn rất thích mắt.

Gỗ gụ có mùi gỗ thơm nhẹ, thân cây gỗ gụ thường thẳng, ít có rác gỗ, gỗ gụ ngâm trong nước sẽ làm nước trong thành màu vàng đen như màu nước chè.



Khi mua sản phẩm đồ gỗ làm từ gỗ gụ bạn nên chú ý nhìn vân gỗ để phân biệt, gỗ gụ có thớ thẳng, vân mịn và đẹp, vân gỗ gụ thường không liền đoạn, vân vàng trắng có điểm vân đen ngắn, gỗ gụ dễ phân biệt nhất khi sản phẩm còn để hàng mộc chưa hoàn thiện. Đặc điểm nữa để nhận biết gỗ gụ là khi đưa lên mũi ngửi thấy có mùi chua nhưng không hăng. Khi đánh bóng bằng vecni gỗ sẽ có mầu nâu đậm, hoặc mầu nâu đỏ.

Gỗ gụ bình thường sẽ có màu vàng khi mới khai thác, để già hoặc để lâu thường thì cây gỗ gụ sẽ xuống màu nhanh cho màu nâu đậm, nâu đỏ tùy theo độ tuổi của cây. Chả thế, những đồ nội thất gỗ gụ càng chơi lâu, tom gỗ xuống màu mang đến vẻ đẹp sang trọng, quý phái hơn. Cây gỗ gụ rất nặng do có tỉ trọng lớn, nặng hơn khá nhiều so với những dòng gỗ thông thường. 

Quả và lá cây gỗ gụ

Các cụ có câu “Tốt như gỗ gụ” để mô tả độ bền của loại gỗ này. Không bị mối mọt, thường được đóng sập tủ, dùng lâu màu gỗ xuống màu đen bóng như sừng. Sập gụ tủ chè chuẩn sẽ được khảm ốc thì chiếc sập gụ như một tác phẩm đẹp về nghệ thuật, sang trọng cổ kính.


Hiện nay gỗ gụ được phân loại như sau:

Gỗ gụ mật (gỗ gụ Gia Lai, gỗ gụ Campuchia): Đây là loại gỗ trồng công nghiệp, phổ biến tại Gia Lại và Campuchia.
Gỗ gụ Lào: Được trồng tại Lào và nhập khẩu vào Việt Nam qua thương mại
Gỗ gụ ta (gỗ gụ quảng bình, gỗ gụ bông lau): Chỉ các loại gụ truyền thống tại rừng tự nhiên của Việt Nam, loại gụ này rất quý và hiếm do có tỉ trọng cao, chất gỗ đẹp được phân bố chủ yếu tại Quảng Bình.
Gỗ gụ nam phi: Được nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp từ Châu Phi thông qua quốc gia Nam Phi.

Tổng quan các loại gỗ nhóm 1

Gỗ nhóm 1 ở Việt nam có 41 loài::  Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, hương vị thơm và rất khan hiếm. Có giá trị kinh tế cao nhất. Các loại gỗ trong nhóm này thường dùng làm đồ mỹ nghệ, gỗ lạng, hàng mộc chạm khảm, ván sàn đặc biệt,...

1: Bàng Lang cườm: Bằng lăng ổi, thao lao
2: Cẩm lai: Cẩm lai bộng
3: Cẩm lai Bà Rịa
4: Cẩm lai Đồng Nai
5: Cẩm liên
6: Cẩm thị
7: Dáng hương
8: Dáng hương căm-bốt
9: Dáng hương mắt chim
10: Dáng hương quả lớn
11: Dư sâm :Ngô tùng, Du sam đá vôi
12:Du sam Cao Bằng
13:Gõ đỏ, Hồ bì,Cà te
14:Gụ
15:Gụ mật, Gõ mật
16:Gụ lau, Gõ lau, gụ, gõ dầu, gõ sương
17:Hoàng đàn,Hoàng đàn liễu
18Huệ mộc
19:Huỳnh đường
20:Hương tía
21:Lát hoa
22:Lát da đồng
23:Lát chun
24:Lát xanh
25:Lát lông
26:Mạy lạy
27:Mun sừng
Mun sừng
28:Mun sọc

29:Muồng đen

Muồng đen

30:Pơ mu

Pơ mu

31:Sa mu dầu
32:Sơn huyết, Sơn tiêu
33:Sưa, Trắc thối


34:Thông ré, Thông lá dẹt
35:Thông tre
Bách niên tùng
36:Trai (Nam Bộ) ,vàng dành
37:Trắc Nam Bộ
38:Trắc đen
39:Trắc căm-bốt
40:Trắc vàng, Trắc dạo
41:Trầm Hương,Trầm, dó bầu


Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Gỗ ngọc am

Gỗ Ngọc Am còn có tên gọi là hoàng đàn liễu, hoàng đàn rủ hay ở trung quốc còn được gọi là Bách mộc. Gỗ Ngọc Am có mùi thơm hắc, cây nổi tiếng có tại Hà Giang. Tác dụng được biết đến nhiều nhất được sử dụng gỗ ngọc am là làm quan tài. Gỗ ngọc am được xếp vào nhóm 1A trong sách đỏ. Ông cha ta xưa ít dùng ngọc am để đóng đồ, còn khi dùng đồ ngọc am trong nhà thì kiến gián cũng chạy ra hết.


Theo khoa học, tinh dầu Ngọc am có tính độc đối với tế bào, gây đông vón protein tế bào ở người và động thực vật cho nên gỗ và dầu của nó chỉ thích hợp cho việc bảo tồn tế bào, bảo tồn xác ướp. Nhất là với trẻ em dễ bị ảnh hưởng đến hô hấp, có thể gây ung thư.



Tuy vậy liều lượng gây hại và không bị hại cũng không được đưa ra. Thậm chí, có những lời PR dầu Ngọc am chữa được bệnh đại tràng, cảm cúm, ghẻ lở; chữa dịch cúm ở gà, lợn, nhiều nơi dùng thùng gỗ Ngọc am để ngâm chân, chữa bệnh tim mạch, áp huyết, thấp khớp. Nhưng để an toàn nhất thì không nên sử dụng gỗ Ngọc Am trong nhà, các cụ từ xưa và các nhà phong thủy cũng không ưa sử dụng gỗ Ngọc Am là đồ dùng. Với những người bán hàng thì việc quảng cáo cái hay mà không nói cái dở là điều khó tránh, tuy nhiên sử dụng sai cũng là có hại chứ không tốt gì. 


Hiện nay, Ngọc Am đã bị khai thác gần như cạn kiệt, đa phần chỉ còn những gốc rễ còn sót lại. Nếu muốn dùng Ngọc Am, tốt nhất là chỉ nên dùng khi đã là người thiên cổ. Gỗ ngọc am thậm chí càng vùi dưới đất lâu thì càng thơm. Đồ dùng hay tượng có được tạc từ ngọc am mà vẫn phát ra nguồn không khi không phù hợp thì tuyệt nhiên vẫn là không tốt.

Gỗ ngọc am khi để trong điều kiện ẩm có khả năng lên tuyết ở mặt ngoài và khi đổ nước nóng lên, hơi nước bốc lên sẽ mang theo hương thơm.

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Gỗ Sưa - Huỳnh đàn đỏ, trắc thối, gỗ huê

Gỗ sưa có hai loại là sưa trắng và sưa đỏ. Gỗ sưa có lõi đỏ là loại gỗ quý hiếm, được ưa chuộng và có giá trị hơn so với gỗ sưa trắng. Gỗ sưa đỏ còn được gọi là cây huỳnh đàn lõi đỏ, huê, trắc thối….. Cây có tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain thuộc họ đậu.


Tại sao gỗ sưa lại giá trị

Từ xa xưa gỗ sưa đã được đóng đồ trong cung đình và các gia đình giầu có, mặc định về đẳng cấp. Gỗ sưa được vua chúa và vương công quý tộc sử dụng, gỗ thuộc vào hàng gỗ quý có truyền thống. 

Nguồn cung khan hiếm và phong trào chơi đồ cổ cũng như một số tác dụng đồn đoán khiến giá gỗ xưa đã tăng cao chóng mặt và trở thành loại gỗ được săn đón.

Gỗ sưa còn được coi là tuyệt phẩm trong các loại gỗ bởi tính rắn chắc, màu sắc hoa lệ, vân gỗ đẹp, bền.  Gỗ sưa có mùi hương vĩnh hằng, bách độc không thể ngấm vào nên thường được dùng làm tràng hạt, có ý nghĩa tránh tà ma và tật bệnh. Từ đó, gỗ sưa còn được con người gán cho ý nghĩa tâm linh.

Về y học gỗ sưa được cho là có một số tác dụng tốt: Gỗ sưa được cho là có tác dụng “mộc dưỡng” giúp an thần, tỉnh táo, khi thường xuyên sử dụng có thể thúc đẩy việc tái tạo các tế bào, phòng chống các nếp nhăn và sự lão hóa của cơ thể, thậm chí góp phần giúp phục hồi các chức năng tạng phủ trong cơ thể. Sử dụng đồ gia dụng bằng gỗ sưa như giường tủ, bàn ghế, thời gian tiếp xúc lâu sẽ có hiệu quả điều hòa khí huyết, duy trì sắc đẹp, tránh lão hóa, phòng bệnh ung thư. Gỗ sưa có tác dụng chữa bệnh xương khớp. Dùng bột gỗ sưa hòa với dấm trắng, sau đó đắp vào chỗ khớp bị xưng, cứ 10 ngày một liệu trình chữa trị, khoảng 3 liệu trình như vậy xương khớp sẽ gần như hết đau nhức.



Gỗ sưa còn được cho có tác dụng như vậy là do nó có thể điều hòa khí huyết. Các mạch máu lưu thông, chức năng thận tạng cải thiện. Thận lại được coi là “tiên thiên chi bản, bách bệnh chi nguyên”, tức là nguồn của bách bệnh, thận lại chủ về xương khớp, sinh ra tủy, thông với não nên thận khỏe thì mọi bệnh tật tiêu tán, trẻ lâu, trường thọ. Vì vậy, tiếp xúc một thời gian với gỗ sưa, khí sắc con người cũng sẽ tốt lên, da dẻ hồng hào, hai mắt có thần hơn, không bị ù tai, xương cốt chắc khỏe, tăng cường trí nhớ, trấn tĩnh, không sợ hãi, người này cho biết thêm. Gỗ sưa càng để lâu càng đẹp nên khi chế tác thành đồ mỹ nghệ, tác dụng tán phát các chất “mộc dưỡng” càng nhiều.

Gỗ sưa được trồng nhiều khắp Việt Nam

Những cây gỗ sưa cổ thụ không còn nhiều, nhưng hiện nay các cây gỗ sưa được trồng rất nhiều trong dân. Thiết nghĩ giá của gỗ sưa sẽ dần dần bình ổn và có giá trị tương đương với một số loài gỗ quý. Thậm chí nếu lượng cung nhiều hơn một vài loại gỗ quý khác thì cũng không tránh được tình trạng gỗ sưa sẽ mất đi sự giá trị so với các dòng gỗ quý hiếm khác.





Gỗ mun đen, mun hoa, mun sừng, mun sọc

Gỗ mun trong đó mun sừng và mun sọc được xếp vào nhóm I, là nhóm gỗ rất nặng và cứng rắn, có khả năng kháng mối mọt 100%, không bị cong vênh hay nứt, chìm trong nước, không có mùi.

Theo kinh nghiệm của Nghề gỗ, gỗ mun có bị nứt và rất khó gia công. Chỉ những thợ lành nghề có trình độ cao gia công gỗ mun mới cho sản phẩm đẹp. Ngoài ra, bề mặt gỗ rất mịn, càng được đánh bóng hay sử dụng lâu năm thì bề mặt gỗ lại càng bóng mịn hơn, phù hợp cho các thiết kế nội thất lâu năm trong gia đình.



Gỗ mun đen là loại gỗ có chất lượng gỗ tốt và quý.

Ưu điểm gỗ mun đen: Bề mặt gỗ khi đã được xử lý tường tận thì độ bóng thì không một loại gỗ nào có thể sánh nổi. Gỗ không có tom gỗ ( Tom gỗ là những ống nhỏ lăm tăm bé xíu mà chúng tôi nhìu thấy trên bề mặt các gỗ bình thường ) Có một màu den tuyền sang trọng

Nhược điểm : Không tình nguyện khí hậu đổi thay đột ngột, ví dụ thay đổi nhiệt độ trong phòng điều hoà đễ xuất hiện các vết nứt nhỏ gọi là nứt chân chim .

Nhiều người sẽ dễ bị nhầm lẫn gỗ mun đen và gỗ mun sừng vì màu đen vốn có của nó, tuy nhiên gỗ mun sừng sau một thời gian từ màu vàng xanh kaki chuyển sang màu đen còn mun đen là màu vốn có của nó. Nên sau khi được xử lí thì bề mặt gỗ sẽ bóng, mịn, và một màu đen sang trọng, huyền bí.

Gỗ mun hoa

Gỗ mun hoa thường có hoa văn sọc trắng vàng hay đen đan vào nhau trông vô cùng bắt mắt, chất lượng gỗ lại tốt với độ bền khoa học cao nên được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế

Mun hoa mới làm vẫn còn vân gỗ trắng

Gỗ Mun Sừng (mun đá)

Gỗ mun sừng được thành phần tại miền Nam Trung Bộ từ Bắc Bình Thuận đến Khánh Hoà. Có 2 dòng mun phổ biến của VN: CPC và gỗ nhập từ Châu Phi. Để phân biệt giữa mun VN và mun khác thật sự rất đơn giản: khi cắt ngang mặt gỗ mun VN sẽ xuất hiện vân nhẹ màu xanh như màu phân ngựa. Sau 1 thời gian ngắn vân gỗ tự động biến mất nhường chỗ cho 1 màu đen chũi không vân veo.



 Gỗ mun sừng có màu đen bong nó còn mang các đặc tính: nặng tương đương gỗ trắc , có độ cứng cao và đặc biệt gỗ này giòn như than đá. Chính những đặc tính này mà việc chế tác mun sừng rất cấm cảu và Đại khái công thợ sẽ được nâng cao hơn hẳn khi tác phẩm được làm từ mun sừng. Ngoài ra , với loại gỗ này nếu được trồng trong điều kiện đất màu mỡ thì gỗ lại càng xấu: cực kỳ nhiều giác và tiêu tâm, lõi nhỏ.

Gỗ mun sọc
Loại này có vân màu xanh kaki, sau thời gian sẽ mất dần màu và trở lại đen bóng. Càng để lâu vân gỗ và tâm gỗ sẽ dần mất đi để lại màu đen trơn đẹp và huyền bí. Loại này không đen bằng mun hoa hay mun sừng. Khi gõ vào mun sọc phát tiếng chát chát chứ không bụp bụp như các loại gỗ khác. Mun sọc cũng là tài sản đặc hữu của vùng Tây Nguyên, cực kỳ quý hiếm và gần như tuyệt chủng hoạt toàn, bởi vậy có giá thành cao.



Gỗ mun da báo
Loại này thường mọc trên núi đá, rừng sâu, sản lượng ít. Có những đường viền đen vòng theo thân gỗ giống da của con báo. Có độ bền cao, dẻo, thích hợp làm thủ công mỹ nghệ.

Gỗ mun đuôi công ( Gỗ mun Nam Phi ) 
Mun Nam Phi hay còn gọi là mun đuôi công có nguồn gốc từ Nam Phi, so với mun sừng, mun hoa và mun sọc thì mun đuôi cong sẵn có trên thị trường hơn. Thớ gỗ mun đuôi công bản to nhiều và sẵn, được sử dụng làm nội thất, vật phẩm trang trí mỹ nghệ kích cỡ to.

Mùi gỗ nhẹ, hương vị khô, xớ gỗ to và thô, dễ bị nứt, giá trị thấp nhất trong các loại gỗ mun. Vân gỗ xanh đen xen kẽ vàng và có mắt vân. Gỗ mềm hơn, nhiều mùn hơn, tuy mun Nam Phi kém hơn các loại mun khác nhưng vẫn là Mun và thuộc hàng cao cấp, khi thành phẩm đồ đẹp và có giá trị cao.

Trầm hương - Kỳ Nam

Trầm hương và kỳ nam là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của Việt Nam. 

Khi cây dó bị thương bởi côn trùng, nhiễm bệnh hay bị ngoại lực phá hoại; chất dầu trong cây tụ lại để kháng cự sự phá hoại hoặc nhiễm bệnh từ bên ngoài. Chất dầu được tiết ra đó thấm vào thân gỗ dần dần biến thân gió thành trầm. Những cây dó có trầm thường bị xơ xác và thân có u, bướu, bị sâu đục, gò mối đóng, mảnh bom đạn găm vào, cây bị giông gió làm gãy cành hay bị sét đánh. Khác hoàn toàn với quan niệm dân gian có đồn rằng hương trời bay theo gió đã đáp xuống những cây bị thương hay bị hư, lâu ngày và trở thành cây trầm hương.


Cây dó bầu có tên khoa học là Aquilaria trong quá trình phát triển cây bị một số trường hợp nào đó bị những tổn thương làm cây bị nhiễm bệnh và tích tụ nên một dạng nhựa rồi sau đó lan ra khắp cây làm các phân tử bị biến đổi nên cây có rất nhiều màu sắc, hình thù và hương thơm.


Trầm hương có lượng dầu rất cao thường là >25% nên có mùi thơm đặc biệt và nhất khi khi đốt. Trầm hương chính hiệu hoặc cao cấp thì thường có lượng dầu đạt 60-80% nên rất quý hiếm. 


Hiện nay Trầm hương được xếp thành 3 hạng:

– Hạng nhất : Kỳ nam hay còn gọi là kỳ. Đây là loại trầm hương có phẩm cấp cao nhất, cho nhiều dầu, nhẹ, mềm, dẻo, nhuyễn, khi nếm có đủ vị chua, cay, đắng, ngọt, tỏa mùi thơm tự nhiên, khi đốt hương thơm đặc biệt, khói xanh, bay thẳng và dài lên không trung. Kỳ nam được chia thành 4 loại theo thứ hạng là Bạch kỳ, Thanh kỳ, Huỳnh kỳ và Hắc kỳ
 – Hạng nhì : Trầm Là loại trầm hương ít dầu, nặng, vị đắng, hầu hết khi đốt mới tỏa mùi thơm, khói màu trắng, bay quanh rồi tan ngay. Trầm được xếp thành 6 loại với 6 màu sắc có các giá trị khác nhau trong đó sắc sáp trắng là có giá trị cao nhất mang lại nhiều điềm tốt cho bạn.
 – Hạng ba : Tốc Hầu như tốc có nhiễm rất ít lượng dầu nên được đánh giá là hạng thấp nhất trong Trầm hương. Tốc có rất nhiều loại nhưng điển hình là: Tốc đỉa, tốc dây, tốc hương, tốc pi. Trong đó tốc hương là loại Tốc có mùi thương rất đặc biệt Trong 4 nhóm tốc thì tốc đỉa được đánh giá cao hơn về chất lượng. Tuy nhiên, việc xếp nhóm tốc không nhất thiết theo thứ bật phẩm cấp. Hiện nay chưa có quy định của Nhà nước hoặc của tổ chức phi Chính phủ về tiêu chuẩn phân lọai, đánh giá phẩm cấp trầm hương.



Cách tạo trầm trên cây dó bầu là nuôi kiến để tạo trầm. Khi kiến đục khoét làm tổ,nhựa sẽ tiết ra tự nhiên để bảo vệ cây. Các đường vân gỗ quanh tổ kiến sẽ có màu dầu đen bóng như trầm hương tự nhiên. Nếu nạo một mảnh nhỏ đem đốt thì mảnh gỗ tỏa mùi hương trầm ngào ngạt.

Một vài bí quyết tạo trầm như: nuôi kiến, kiến sẽ tạo ra chất giúp quá trình hình thành trầm trên cây dó nhanh hơn bất cứ phương pháp nào. Kiến ăn các loại thực vật và tạo ra chất lỏng có màu giống mật mía. Loại chất lỏng này kết hợp cùng chế phẩm được làm từ mật mía, mật ong, cám ngô, tinh dầu dừa sẽ thúc đẩy quá trình lên men và tạo ra chế phẩm vi sinh. Khi chế phẩm vi sinh này được bơm vào vết thương trên cây dó khiến cây dó phải tiết ra một loại kháng sinh để bao bọc vết thương, kháng khuẩn và sự “tương tác” này là điều kiện tạo trầm trên cây dó.

Kỳ nam ( kỳ vật trời nam) là thứ trầm có nhiều dầu, còn trầm là thứ kỳ có ít dầu. Trong những cây dó có trầm thỉnh thoảng vẫn có kỳ, và trong những cây dó có kỳ thì trầm luôn luôn bao chung quanh hoặc ở bên cạnh. Thường thường kỳ ít có, và khi có cũng có ít hơn trầm. Kỳ và trầm phân biệt nhau ở hình chất và khí vị: - Trầm chất cứng và nặng, màu hơi vàng, vị đắng. Kỳ nhẹ và mềm, màu đen, vị lại đủ cay chua ngọt đắng. - Trầm mùi ngát, kỳ mùi thanh. Khói trầm bay vòng quanh rồi tan ra, khói kỳ bay thẳng và bay vút. Kỳ có 4 thứ, giá trị phân định rõ ràng trong câu ngạn ngữ “nhất bạch, nhị thanh, tam huỳnh, tứ hắc”. Bạch kỳ nam sắc trắng, chất mềm và rất nhiều dầu. Thanh kỳ nam, màu hơi xanh, nhiều dầu thì mềm, ít dầu thì cứng. Huỳnh kỳ nam, màu vàng như sáp ong, chất cứng và nặng, để lâu khô dầu trở nên nhẹ. Hắc kỳ nam, mùa đen chất cứng. Nhưng chỗ nhiều dầu lại mềm như bạch kỳ nam. Kỳ nam thường dùng làm thuốc, giá rất đắt. Trầm chia làm 4 loại: - Trầm mắt kiến, có lổ có hang do kiến đục làm tổ trước khi cây thành trầm. - Trầm rễ do rễ cây sanh ra. - Trầm mắt tử kết tạo trên nhánh cây. - Trầm tốc ở nơi thân cây. Trầm tốc có nhiều nhất và trên thị trường chia ra làm nhiều thứ giá bán khác nhau. + Tốc hoa màu vàng lạt, có những chấm lốm đốm như hoa. + Tốc nước, màu vàng lợt, chất ươn ướt và nặng. + Tốc xám, màu xam xám như tro. + Tốc lọ nghẹ, màu đen đen như bồ hóng. + Tốc đá, nặng và trông hình sắc như đá. + Tốc ớt, sắc vàng lợt, vị cay như ớt xiêm. + Tốc hương, sắc vàng lợt, hương đượm, thường bao chung quanh kỳ nam, cho nên có nhiều điểm, nhiều gân kỳ nam lẫn vào. Nếu dầu nhiều thêm thì tốc ký trở thành kỳ