Cây muồng đen còn có tên gọi là muồng xiêm, cây thuộc học đậu và có danh pháp khoa học là Cassia siLamk. Ở Việt Nam cây mọc hoang dại trong các rừng tự nhiên từ Quảng Ninh đến các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và phía nam như Đồng Nai. Muồng đen là loài cây ưa sáng và chịu hạn tốt.
Ở Việt Nam, gỗ muồng đen thuộc gỗ nhóm I, nhưng loài cây này lại không nằm trong nhóm thực vật quý hiếm cấm khai thác, tàng trữ, vận chuyển. Gỗ thuộc dạng quý nhưng số lượng loài cây này còn khá nhiều, loại cây này lại thuộc nhóm IIA. Gỗ muồng đen có giác, lõi phân biệt, giác vàng đến trắng dày 3–7 cm, lõi nâu đậm đến đen tím hay thôi màu nếu gặp nước. Chất gỗ cứng, nặng, lõi khó mục không bị mối mọt ăn nên rất chuộng. Đây là một loại gỗ có chất lượng cao cấp, với độ cứng cùng sức chịu lực và trọng lượng, chịu tải nước, hiện tượng mục nát hay gặp mối mọt không xuất hiện, rất ít cong vênh hoặc nứt vỡ sau khi chế tác.
Thớ gỗ muồn đen chạy theo đường thẳng, kết cấu có phần thô, vân gỗ rất đẹp. Hơn nữa, thời gian trôi qua càng lâu, gỗ sẽ có màu trầm hơn. Từ đó, vẻ đẹp của đồ gỗ càng được tăng thêm.
Cây muồng đen có chiều cao cây từ 15 đến 20 m. Đường kính thân cây vào khoảng 50 đến 60 cm. Cây muồng đen có tán rộng và rậm, xanh mát. Cây được ưa chuộng trồng làm cây bóng mát, cây tầng cao che bóng trong các lô cà phê, nhất là trong các đồn điền thời Pháp thuộc.
Giá trị của cây muồng đen tuy không thể so sánh với các cây gỗ cao cấp, nhưng cũng cao hơn khá nhiều so với những loại gỗ như óc chó, gỗ sồi .... Tác dụng chính: làm đồ mỹ nghệ như: sập, gụ, đồ già cổ, bàn ghế, tủ để chè…, còn có một số nơi sử dụng với mục đích chế tác và làm đồ cúng bái. Với đặc tính giống gỗ sến và gỗ hồng đào là cứng, độ chịu lực khá cao và chịu tải nước, rất bền và chắc chắn, thích hợp để làm ván sàn và các món đồ mỹ nghệ trang trí, xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng cao cấp, thường dùng để tiện trụ cầu thang giả cổ thay gỗ mun, lim, cẩm lai.
Bên cạnh những mục đích liên quan đến nông – công nghiệp và phát triển lâm nghiệp, muồng đen còn được sử dụng trong việc chắn gió để bảo vệ đô thị. Do loại cây này có rễ vô cùng chắc khỏe, ăn sâu xuống đất và phát triển nhiều rễ, chính vì vậy giúp cây vững chắc để chống chọi lại với giông bão, bảo vệ cảnh quan đô thị tốt hơn.
Hơn nữa, một ưu điểm khiến muồng đen được lựa chọn trồng cảnh quan ở các đô thị là hoa của loại cây này không có mùi nồng, và cũng không hợp với ruồi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét