Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

Cây gỗ cẩm lai

Gỗ cẩm lai là loại gỗ tự nhiên được nuôi trồng và phát triển phổ biến ở các vùng núi các tỉnh miền nam Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.


Gỗ cẩm lai là loại gỗ thuộc họ đậu, có tên khoa học là Dalbergia Cochinchinensis. Gỗ cẩm lai thuộc nhóm gỗ quý hiếm nhóm IA – nhóm những loại gỗ quý, có vân gỗ đẹp và mang lại giá trị kinh tế cao.

Gỗ cẩm lai có đặc tính là chắc bền, ít mối mọt, vân nhỏ rõ đẹp chạy toàn thân gỗ, chất gỗ đanh chắc, dễ gia công, đánh bóng. Thớ gỗ cẩm lai có màu nâu ánh hồng, vân gỗ đen, gỗ có thớ mịn, khi mới xẻ gỗ có mùi thum thủm như tre ngâm.


Gỗ cẩm lai cũng là loại cây sinh trưởng khá chậm so với các loại gỗ khác như gỗ xoan đào, hay gỗ thông. Thịt vỏ của cây gỗ cẩm lai có mùi sắn dây nhẹ, khá thơm, gỗ cẩm lai có lõi đỏ vàng, chất gỗ chắc, ít bị mối mọt tấn công. Chính vì vậy gỗ cẩm lai được rất nhiều người yêu thích chọn để thiết kế nội thất trong nhà: bàn thờ ông địa bằng gỗ cam lai, lộc bình gỗ cẩm lai,…

Gỗ cẩm lai nhẹ hơn gỗ trắc nhưng nhìn bề ngoài dễ nhầm chúng với nhau. Với gỗ trắc thì sẽ có màu đen vàng hoặc đỏ khi đánh giấy ráp rồi sử dụng lâu ngày thì sẽ chuyển màu gần như màu của gỗ cẩm lai nên sẽ khiến cho nhiều người dễ bị nhầm lẫn.
Về mùi hương thì gỗ trắc sẽ cho mùi thơm nhẹ, khi đốt gỗ sẽ có tiếng nổ nhẹ cùng khói tỏa hương thơm nhẹ cùng cháy sùi nhựa, có tàn màu trắng thì gỗ cẩm lai thịt vỏ có mùi thơm như thớ gỗ lại có mùi thum thủm giống với mùi của tre ngâm. Gỗ cẩm lai có thớ gỗ có màu nâu ánh hồng, cân đen, gỗ có thớ mịn thì gỗ trắc sẽ có vân gỗ chìm, xoắn xít nổi lên theo từng lớp, và trọng lượng cũng rất nặng, nặng hơn gỗ lim.

Gỗ cẩm lai có những loại sau:
Gỗ cẩm lai được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào xuất xứ

1. Gỗ cẩm lai đỏ
Giống như tên gọi của loại gỗ này thì có màu đỏ đặc trưng và nổi bật, là loại gỗ có giá trị cao nhất trong các loại gỗ cẩm lai nhờ vào màu sắc nổi bật, đường vân đẹp, kết cấu gỗ chắc, có mùi hương vô cùng dễ chịu. Tuy nhiên, loại gỗ cẩm lai này ngày càng quý do việc khai thác một cách tràn lan do giá trị của nó.

2. Gỗ cẩm lai đen
Gỗ cẩm lai đen thì có vân gỗ và thịt gỗ chung một màu, bề mặt gỗ bóng mịn dù không cần dùng đến sơn bóng. Ngoài ra, bên trong loại gỗ này bao gồm cả chất tinh dầu có thể xua đuổi được các loại côn trùng hay mối mọt nên ngoài việc dùng để sản xuất đồ mỹ nghệ thì nó còn được dùng để chế tinh dầu để trong phòng.

3. Gỗ cẩm lai tím
Gỗ cẩm lai tím có điểm đặc biệt hơn so với hai loại ở phía trên chính là khả năng có thể đổi màu từ bóng tối ra ánh sáng nó có thể chuyển từ màu xanh sang màu tím và ngược lại. Loại gỗ này thường có đặc điểm là cứng, ít bị biến dạng do thời tiết tác động, đường vân đẹp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét