Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

Cây gỗ nghiến

Cây nghiến là cây gỗ lớn, cây có thể cao hơn 40m và đường kính tới hơn 1m. Cây gỗ nghiến có tên khoa học là Burretiodendron hsienmu là một loài thực vật có hoa, cây thuộc phân họ Dombeyoideae của họ Cẩm quỳ (Malvaceae). Cây gỗ nghiến sống ở Trung Quốc và Việt Nam. Tại Việt Nam cây nghiến tự nhiên được tìm thấy ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh.

Gỗ nghiến thuộc loại gỗ nặng và cứng, gỗ có tỉ trọng cao khoảng 950-1100kg/1m3 (độ ẩm 15%). Gỗ nghiến có tính cơ học cao, rất cứng, bền, không mọt, mối, dù chôn xuống đất hay mưa gió chỉ là bạc màu bề mặt. Tuy vậy, gỗ nghiến ít được sử dụng làm nội thất nhiều vì dễ cong vênh và nứt vỡ.

Cây gỗ nghiến thuộc nhóm Nhóm IIA trong các nhóm gỗ Việt Nam. Người dân một số vùng núi đá cao (chủ yếu là người Tày, Nùng) dùng gỗ nghiến để làm nhà sàn: cột nhà, sàn nhà, hoành, vì, kèo, v.v. Đi lại trên sàn không bao giờ có tiếng cót két - một đặc trưng của loại gỗ mềm dẻo. Đặc biệt gỗ nghiến rất được ưa chuộng làm thớt, gỗ  không độc, chặt băm không lên mùn nhiều.


Gỗ nghiến lõi có màu nâu sẫm đồng đều, vòng vân rất mờ, có cấu tạo lớp. Tính cơ học: cứng, chắc, rất bền. Mưa gió ngoài trời chỉ có thể làm bạc màu lớp mặt. Khi được bào nhẵn thì có thể thấy được các vân hoa tinh vi như trên mặt thép của thanh kiếm Nhật (đây là cấu tạo lớp, chỉ một số loài gỗ có). Phần giác của gỗ nghiến có màu hơi sáng, mềm và nhẹ hơn gỗ lõi một chút. Thường được dùng để làm những bộ phận trong nhà mà ít chịu lực, như: tường ngăn, bàn thờ, giá, bàn ghế v.v.

Vỏ cây nghiến chứa nhiều chất tanin là chất kháng mối mọt cực kỳ tốt. Chất tanin còn có tác dụng tốt với sức khoẻ:

Ngoài ra, nu nghiến là một loại gỗ quý có vân xoăn đẹp ở bướu to, thường được dùng làm bàn nghế, đồ mỹ nghệ cao cấp. 

Nhược điểm của gỗ nghiến là nếu được dùng để chế đồ gỗ bằng những tấm ván mỏng thì dưới tác động của độ ẩm và nước sẽ xuất hiện trong chúng những nội lực lớn, dễ làm cho chúng bị cong, vênh hoặc thậm chí nứt vỡ.

Gỗ nghiến khi được bào nhẵn thì có thể thấy được các vân hoa tinh vi như trên mặt thép của thanh kiếm Nhật (đây là cấu tạo lớp, chỉ một số loài gỗ có).




0 nhận xét:

Đăng nhận xét