Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Gỗ kim giao

Cây kim giao là cây gỗ lớn có tên là latin là Podocarpaceae. Ở Việt Nam, cây kim giao thường gặp ở Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An…Ở độ cao trên 500m. Ở Cúc Phương, Cát Bà có nhiều quần tụ sinh thái tự nhiên tốt trên đất đá vôi.

Cây kim giao là loài cây gỗ nhỡ cao từ 15-25m, với đường kính thân khoảng 0,8 – 1m. Thân thường thẳng và có tán cây hình tháp. Các cành nhánh của cây thường mọc ngang và rủ xuống. Vỏ cây có màu nâu xám và bong thành mảng. Lá mọc đối, thon, to, dài 15-18cm, rộng 4-5cm, cuống hẹp, ngắn, lá cây có hình bầu dục hoặc mũi mác, đầu là hình nhọn, đuôi lá hình nêm, gân lá thuộc dạng đa gân, bề mặt lá thường trơn bóng như chất liệu da. Lá cây kim giao có thể dùng để sắc uống, chữa ho ra máu và sưng cuống phổi, cũng dùng làm thuốc giải độc.



Hoa cái ở nách lá, hoa tự đực 3,4 cái mọc ở nách lá. Hoa cái mọc đơn lẻ, cũng mọc ở nách lá. trên một cuống dài 2cm, nón đực hình trụ Hạt tròn, to 15-18mm, màu lam đậm.

Gỗ kim giao là loại gỗ quý, có màu vàng nhạt. Gỗ kim giao có thớ mịn, nhiều vân đẹp vì vậy nên gỗ kim giao được sử dụng rất nhiều trong sản xuất đồ mỹ nghệ.

Cây kim giao nhỏ nên gỗ thường chế tác các đồ mỹ nghệ cỡ vừa và nhỏ. Gỗ kim giao thường khai thác dùng làm đũa, con dấu, bàn ghế… Nhất là việc vua chúa trước đây người ta cho làm đũa với gỗ kim giao để phát hiện những vết chất độc trộn trong thức ăn.




 



Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2023

Gỗ gù hương - xá xị

Gỗ gù hương là theo tên gọi của miền bắc, miền nam thường gọi là xá xị

Gỗ gù hương (còn gọi là vù hương) là loài thực vật có hoa trong họ nguyệt quế. Cây thuộc nhóm 2 và nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.  Mùi hương từ gỗ tiết ra vô cùng dễ chịu, mang lại cảm giác thư thái cho người sử dụng. Gù hương được xếp là một trong số ít những loại gỗ thơm nhất.



Gỗ gù hương thích ứng được với mọi loại môi trường mà không hề bị nứt hay mối mọt. Gỗ gù hương loại gỗ có tinh dầu mang mùi thơm đặc biệt, chỉ cần để trong nhà là gỗ tự tỏa hương, khiến các loại côn trùng như muỗi, gián, kiến,... bỏ đi hết.

Gỗ được người dân chưng cất lấy tinh dầu từ vỏ, thân cây dùng pha nước uống và làm thuốc bổ chữa bệnh cho con người. Một số nơi, người ta dùng tinh dầu gù hương để xoa bóp chữa thấp khớp, đau nhức. Vì vậy, hiện nay gỗ và tinh dầu gù hương có giá trị cao vì nó thuộc loại quý hiếm, chuyên dùng để làm tượng hoặc đồ mỹ nghệ, trang trí nội thất cao cấp, có nơi giá lên đến vài chục triệu đồng/m3.

Cây gỗ lớn, cao tới 25m, nhánh non không lông, đen đen. Lá có mùi sả, có phiến bầu dục, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, đầu thon, gốc tù không có gân gốc phát triển rõ rệt, gân phụ 6-8 cặp, cuống dài 2-3cm. Chùy hoa ở nách lá, ngắn hơn lá. Hoa nhỏ màu lục trắng, bao hoa và nhị lép có lông thưa ở gốc. Quả xoan dài 8-9mm, màu đen, trên đài tồn tại hình chén có thùy cạn. Hoa tháng 3-4 quả tháng 7-8.

Gỗ xá xị có khả năng chịu nước cao nên khi ngâm gỗ cho việc sử dung cần ngâm lâu hơn. Màu gỗ chuyển dần sang màu nâu xám và nước cũng đổi màu theo, lượng dầu trong thân cây cũng không còn. Lúc này bạn có thể dùng chúng để chế tạo ra những sản phẩm nội thất, mỹ nghệ cao cấp.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc từ Cao Bằng, Quảng Ninh, Quảng Trị tới Quảng Nam - Ðà Nẵng.

Gỗ gù hương được nhiều người ưa chuộng, không chỉ dùng để nấu tinh dầu mà làm đồ nội thất, làm nhà cũng rất tốt. Gỗ có tinh dầu nên bám mùi thơm rất lâu, nếu làm nhà sàn thì mùi thơm trong gỗ có thể kéo dài được đến 30 năm.