Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

Cây gỗ huyết long, gỗ huyết rồng

Gỗ huyết long còn gọi với nhiều cái tên khác như: gỗ máu rồng, gỗ phát quang, gỗ thấu quang, gỗ đế vương, gỗ hoàng đế…. Gỗ huyết long là một loại gỗ quý, cây được tìm thấy ở Indonexia và Ấn Độ. Khi ngắm nhìn từ xa có thể thấy cây tựa như những chiếc ô màu xanh khổng lồ, hay như một cây nấm  khổng lồ. 

Cây gỗ huyết rồng có đặc điểm là nhựa cây có màu đỏ tươi giống với màu máu nên được gọi là huyết, có vị chua mà khi khô lại giống như những giọt sương trong suốt bám trên thớ gỗ. Gỗ có mùi thơm và khả năng thấu quan khi rọi ánh sáng vào. 

Gỗ huyết rồng còn mang ý nghĩa về tâm linh, phong thủy cao nên được rất nhiều người săn lùng tìm mua các sản phẩm làm từ gỗ huyết long. Xưa kia trong các cung điện của vua chúa Ấn Độ, gỗ huyết rồng được sử dụng rất nhiều và là vật liệu trang trí chính trong cung điện, chính vì thế mà người ta hay gọi là gỗ đế vương. Tại đất nước Indonesia, gỗ huyết long được gọi là quốc mộc tại đất nước này.


Cây huyết long muốn đạt tới độ cao trung bình 1,2m thì phải mất tới 10 năm sinh sôi phát triển, nhưng từ thời điểm đó trở về sau cây sẽ phát triển khá nhanh. Người ta ước tính tuổi thọ trung bình của cây huyết long lên tới 500 năm.

Thân cây thường tròn đặc, tán xòe rất rộng với những cành,nhánh tua rua uốn éo, quấn vào nhau trông như những mạch máu khổng lồ. Lá cây hình elip nhọn thon dài và được thay mới sau chu kỳ từ 3-4 năm (rất lâu so với những loài cây khác).

Cây gỗ huyết rồng thường ra hoa vào tháng 2 hành năm, hoa của cây giống như hình ảnh những bông hoa loa kèn nhỏ, có màu trắng sứ hoặc xanh trắng nhạt, tỏa hương ngào ngạt khi nở rộ. Ước tính thời gian để cây cho quả chín là 5 tháng.

Đặc điểm nổi bật của gỗ huyết rồng

Gỗ huyết long có đặc tính là rất chắc, chìm được dưới nước. Gỗ có khả năng thấu quang, phát sáng khi có ánh sáng chiếu vào, gỗ sẽ phát ra ánh sáng có màu hồng, vàng hoặc đỏ vàng nhìn rất đẹp mắt.

Đặc biệt gỗ huyết rồng có mùi thơm gỗ tự nhiên rất lâu, càng tiếp xúc lại càng cảm nhận được mùi hương lâu dài của gỗ.


Công dụng của gỗ huyết long từ xưa tới nay

Vào thời trung cổ ở châu Âu, nhựa của cây gỗ huyết rồng rất quý, nhất là dạng nhựa đặc được để khô với hình giọt sương. Chúng thường được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo và giả kim thuật. Tới cuối thời trung cổ và thời kỳ phục hưng, người ta đã biết cách sử dụng nhựa cây huyết rồng để đánh véc-ni cho những cây đàn violon. Ngoài ra thì nhựa của cây còn sử dụng trong việc sản xuất kem đánh răng và nước súc miệng.

Hiện nay thì nhựa của cây huyết rồng được sử dụng trong kỹ thuật khắc kẽm. Còn thân cây được sử dụng để làm trang sức như: chuỗi hạt, vòng đeo tay với quan niệm giúp trừ tà ma, lưu thông khí huyết và bổ trợ cho sức khỏe, đem lại nhiều may mắn.

Nhận điện gỗ huyết long

Dùng đèn led rọi vào các sản phẩm gỗ huyết rồng sẽ xảy ra hiện tượng thấu quang, gỗ sẽ phát ánh sáng đỏ hoặc hồng như có máu chảy phía trong

Phân biệt bằng màu sắc và đường vân gỗ: Thường thì màu của gỗ huyết long rất đỏ và có ánh vàng tự nhiên, xen kẽ nhau là quầng đậm và quần nhạt nên khi tiện khắc nên các chuỗi hạt sẽ có hướng màu theo thớ gỗ ngang hoặc dọc. Với nhựa giả thì khi nhuộm sẽ có màu đỏ quạch đều trên toàn bộ hạt.

Phân biệt bằng mùi thơm: Một chuỗi hạt được làm từ gỗ huyết long thật sẽ có mùi thơm, dù có tiếp xúc với ánh sáng hay mồ hôi người thì gỗ vẫn có mùi hương, càng đeo lâu thì gỗ lên màu càng đẹp. Với các sản phẩm giả gỗ huyết rồng thường mùi thơm sẽ mất dần theo thời gian và màu sắc dần dần bạc dần.

Ngoài ra có thể phân biệt các sản phẩm từ gỗ huyết long thật bằng cách thả vào nước, nếu là gỗ huyết rồng sẽ chìm trong nước.



Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

Cây gỗ xà cừ, cây sọ khỉ

Cây xà cừ có tên khoa học là: Khaya senegalensis, thuộc họ xoan. Cây gỗ xà cừ có nguồn gốc Châu Phi và và Madagascar, cây được người Pháp đu nhập đưa vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19. Ban đầu cây được trồng làm bóng mát đô thị, cây trong công viên. Trong tự nhiên, không gian phát triển bộ rễ của cây rất lớn đủ đáp ứng điều kiện bám giữ chống chịu gió bão, nhưng trong môi trường đô thị rễ chùm nông không thể phát triển được hết cỡ nên dễ gẫy đổ mùa mưa bão.

Xà cừ là cây ưa nắng, lớn nhanh, bóng râm lớn. Cây có thể cao từ 35–40 m, đường kính cây có khi đạt đến 2m. Cây thường xanh, tán lá rậm, cành nhiều, cành non cong xuống. Lá kép lông chim một lần chẵn, cụm hoa chùm tán, hoa nhỏ màu trắng có 4 cánh nhỏ màu trắng dính nhau, mùa hoa tháng 4-5. Quả xà cừ có nang nhỏ, chín tháng 10, khi chín bung thành 4 mảnh. Vỏ quả màu xám nâu, khi chín nứt đồng tiền khoanh tròn như cái sọ nên cây còn có tên là sọ khỉ. 


Cây xà cừ ít sâu bệnh, phát triển rất nhanh, có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất, rất phù hợp với nền đất cát của vùng ven biển miền trung Việt Nam, cây có bộ rễ sâu có thể thích nghi việc chóng chịu điều kiện khô hạn thiếu nước. Cây có khả năng giữ đất, nước, cải thiện môi trường xung quanh,  bảo vệ môi trường, có thể tận dụng những mảnh đất nhỏ, hàng rào xung quanh mà không lo tốn diện tích. 

Gỗ xà cừ

Gỗ xà cừ có màu đỏ nhạt, lõi gỗ có màu đỏ tươi thẫm, dác màu nâu đỏ, gỗ rắn thớ xoắn, dễ nứt nẻ cong vênh. Gỗ được sử dụng đòng tàu thuyền, làm đồ mộc gia dụng, làm thớt. Bàn ghế được làm từ gỗ xà cừ có độ cứng cáp, chịu lực tốt và tuổi thọ lâu dài. Gỗ xà cừ tuy sở hữu nhựa gỗ nhưng dòng gỗ này lại không hề độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe mà ngược lại, nó còn có tác dụng chữa bệnh nên bạn có thể hoàn toàn an tâm.

Gỗ xà cừ dù cứng chắc nhưng lại dễ bị cong vênh, co ngót trong quá trình sản xuất. Do vậy, để đưa được những sản phẩm chất lượng đến khách hàng thì gỗ xà cừ phải được tẩm sấy, xử lý trên công nghệ cao để hạn chế tối đa các khuyết điểm và hư hỏng khi sử dụng.


Gỗ xà cừ khá sẵn ở trong nước nên ít phải nhập khẩu. Giá cả cũng phải chăng. Ở Đồng Nai, nhiều người đã bỏ trồng cây tràm sang trồng xà cừ, theo những người dân này cho biết trồng xà cừ tốn ít công mà lại mang lại kinh tế cao hơn gấp 3 lần so với trồng tràm bông vàng.  

Bên cạnh đó gỗ xà cừ có chứa chất nhựa giúp chúng chống lại mối mọt tấn công. Khi được xử lý đúng cách, gỗ sẽ luôn bền bỉ mà không cần lo lắng về các yếu tố mối mọt hay côn trùng.

Ngoài tác dụng làm gỗ cây xà cừ có thể chữa được một số bệnh như ho, ghẻ và giảm đau. Lá Xà Cừ non có tác dụng hữu hiệu chữa sưng vú, chữa ghẻ,…Bên cạnh đó vỏ của cây xà cừ có thể ngâm cùng với quất xanh hay mật ong. Hỗn hợp này có tác dụng chữa ho hiệu quả. Cây Xà Cừ không chỉ chữa được bệnh mà cây Xà Cừ còn được dùng để chế biến dầu ăn, bã ép hạt dùng làm đâu đánh cá rất hiệu quả.



 




Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

Cây gỗ nghiến

Cây nghiến là cây gỗ lớn, cây có thể cao hơn 40m và đường kính tới hơn 1m. Cây gỗ nghiến có tên khoa học là Burretiodendron hsienmu là một loài thực vật có hoa, cây thuộc phân họ Dombeyoideae của họ Cẩm quỳ (Malvaceae). Cây gỗ nghiến sống ở Trung Quốc và Việt Nam. Tại Việt Nam cây nghiến tự nhiên được tìm thấy ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh.

Gỗ nghiến thuộc loại gỗ nặng và cứng, gỗ có tỉ trọng cao khoảng 950-1100kg/1m3 (độ ẩm 15%). Gỗ nghiến có tính cơ học cao, rất cứng, bền, không mọt, mối, dù chôn xuống đất hay mưa gió chỉ là bạc màu bề mặt. Tuy vậy, gỗ nghiến ít được sử dụng làm nội thất nhiều vì dễ cong vênh và nứt vỡ.

Cây gỗ nghiến thuộc nhóm Nhóm IIA trong các nhóm gỗ Việt Nam. Người dân một số vùng núi đá cao (chủ yếu là người Tày, Nùng) dùng gỗ nghiến để làm nhà sàn: cột nhà, sàn nhà, hoành, vì, kèo, v.v. Đi lại trên sàn không bao giờ có tiếng cót két - một đặc trưng của loại gỗ mềm dẻo. Đặc biệt gỗ nghiến rất được ưa chuộng làm thớt, gỗ  không độc, chặt băm không lên mùn nhiều.


Gỗ nghiến lõi có màu nâu sẫm đồng đều, vòng vân rất mờ, có cấu tạo lớp. Tính cơ học: cứng, chắc, rất bền. Mưa gió ngoài trời chỉ có thể làm bạc màu lớp mặt. Khi được bào nhẵn thì có thể thấy được các vân hoa tinh vi như trên mặt thép của thanh kiếm Nhật (đây là cấu tạo lớp, chỉ một số loài gỗ có). Phần giác của gỗ nghiến có màu hơi sáng, mềm và nhẹ hơn gỗ lõi một chút. Thường được dùng để làm những bộ phận trong nhà mà ít chịu lực, như: tường ngăn, bàn thờ, giá, bàn ghế v.v.

Vỏ cây nghiến chứa nhiều chất tanin là chất kháng mối mọt cực kỳ tốt. Chất tanin còn có tác dụng tốt với sức khoẻ:

Ngoài ra, nu nghiến là một loại gỗ quý có vân xoăn đẹp ở bướu to, thường được dùng làm bàn nghế, đồ mỹ nghệ cao cấp. 

Nhược điểm của gỗ nghiến là nếu được dùng để chế đồ gỗ bằng những tấm ván mỏng thì dưới tác động của độ ẩm và nước sẽ xuất hiện trong chúng những nội lực lớn, dễ làm cho chúng bị cong, vênh hoặc thậm chí nứt vỡ.

Gỗ nghiến khi được bào nhẵn thì có thể thấy được các vân hoa tinh vi như trên mặt thép của thanh kiếm Nhật (đây là cấu tạo lớp, chỉ một số loài gỗ có).




Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

Gỗ xoan: xoan đào, xoan ta, xoan tía

Cây xoan là một cây gỗ sinh trưởng, phát triển nhanh. Cây có tên khoa học là Betula Alnoides. Cây gỗ xoan là một loài thực vật thân gỗ lớn, phân bố nhiều hơi trên thế giới và được coi là cây bản địa của các nước khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Singapore, Malaysia… Trước đây, dân ta vẫn khai thác và sử dụng gỗ xoan đào của vùng Gia Lai là nhiều. Nhưng lâu dần số lượng cạn kiệt thì nhà nước và người dân bắt đầu phát triển chúng lên vùng đất Tây Bắc. Tại đây, cây xoan đào được khoanh vùng và trồng rất nhiều.


Dòng gỗ xoan tại Việt Nam chúng ta có các loại sau: 

Cây xoan ta, xoan lai, xoan trắng: Thực chất 3 loại tên xoan trên đều cùng là 1 loại xoan. Xoan ta có thớ màu hơi trắng nên còn được gọi là xoan trắng. Còn xoan lai là cây được lai tạo từ xoan ta, cây xoan lai lớn nhanh hơn và được trồng là chủ yếu. Xoan ta có chất lượng kém hơn và nhẹ hơn xoan đào.

Cây xoan tía, sầu đâu, sầu đông: Xoan tía là xoan có gỗ đỏ, thường mọc trong khu vực tây nguyên, miền trung có nơi gọi là sầu đâu, một số vùng gọi là sầu đông.

Xoan đào: Vỏ cây Xoan Đào nhẵn có màu tro bạc, cành non phủ đầy lông mịn, toàn thân cây có mùi hôi bọ xít. Là cây gỗ xoan rừng, mọc hoang, gỗ lớn, màu hồng sẫm mới xẻ. Gỗ xoan đào là dòng cứng nhất trong họ xoan. Chúng thuộc gỗ nhóm IV (6). Thớ gỗ màu hồng nhạt khi lên màu PU khá đẹp. Giá thành phải chăng, chúng thường dùng để đóng tủ bếp gỗ xoan đào, bàn ghế, tủ áo ...


Tính chất của gỗ xoan đào, loại gỗ xoan tốt nhất. Dòng gỗ có độ bền nhỉnh hơn gỗ sồi.

Ưu điểm :

– Gỗ xoan đào có màu cánh gián đặc trưng, đường vân rõ nét, bề mặt gỗ mịn rất phù hợp mới những không gian nội thất ngày nay.

– Thuộc loại gỗ nhẹ nhưng sau quá trình tẩm sấy kỹ càng gỗ có độ cứng rất tốt, khả năng chịu nhiệt, chống nước, chống ẩm mốc tốt, ngoài ra gỗ còn có khả năng chống lại sự xâm hại của mối mọt. 

– Gỗ xoan đào có hương thơm tự nhiên tạo cảm giá dễ chịu và thoải mái trong quá trình sử dụng.

– Gỗ xoan đào có giá thành hợp lý do vậy những sản phẩm nội thất được làm từ gỗ xoan đào có giá phù hợp vớ túi tiền của phần da người dân Việt Nam.

Nhược điểm:

– Gỗ xoan đào có khả năng chống lại sự xâm hại của mối mọt tuy nhiên đấy là trường hợp được ngâm, tẩm sấy kỹ càng. Gỗ xoan đào tự nhiện thì không có khả năng này, gỗ vẫn dễ bị mối mọt tấn công. 

 – Gỗ xoan đào có thể bị nhạt màu theo thười gian do đó những sản phẩm bằng gỗ xoan đào cần phải được sơn phủ bề mặt bằng sơm PU để giữ màu và tăng độ bóng minh cho sản phẩm.

Nguồn gốc xuất xứ gỗ xoan 

Hiện nay gỗ xoan trên thị trường đa phần được nhập khẩu từ các nước châu phi. Tần xuất xuất khẩu tăng mạnh bên cạnh gỗ gụ (gõ đỏ) trong những năm gần đây. Ngoài các quốc gia như Congo hay Ghana là những quốc gia xuất khẩu xoan đào mạnh thì một số nước lân cận Việt Nam chúng ta cũng có xuất khẩu loại xoan này.

Gỗ xoan đào đến từ vùng đất châu Phi có ưu điểm là thân gỗ to, kích thước lớn. Nên rất được chuộng dùng để làm sập ngồi, chiếu ngựa dạng gỗ bản dày  từ 15 – 20cm. Nhưng có một hạn chế là xoan đào Nam Phi lại rất hay bị nứt chân chim, tâm dễ bị xé khi mới xẻ. Chính vì vậy các dòng xoan đào sapele Nam Phi khi xẻ xong phải cho vào lò sấy ngay. Tình trạng này chỉ xuất hiện với gỗ chưa được sấy, và gỗ còn tươi.

Gỗ xoan đào Tây Bắc là loại gỗ rừng trồng, có quy hoạch và được chăm sóc. Diện tích trồng đào ở khá lớn nên nguồn gỗ dồi dào, giá cả rất cạnh tranh. Bởi vì chất gỗ dòng này thường mềm; vân không đẹp. Xét về tính bền cơ học thì gỗ xoan đào Tây Bắc giòn hơn, nhiều tim sâu và thớ không mịn bằng xoan đào Gia Lai. Chính vì chất gỗ xốp hơn, nên khả năng thấm hút ẩm mạnh, nên tình trạng cong vênh nứt nẻ dễ xảy ra.

Gỗ xoan đào Gia Lai, xoan đào Lào, Campuchia  được đánh giá cao hơn về chất lượng. Vì đây đều là những loại gỗ phát triển trong rừng tự nhiên, có tuổi đời lâu năm nên chất gỗ đanh hơn, cứng hơn nên hiện tượng cong vênh, nứt nẻ hiếm khi xảy ra.

Có một đặc trưng nổi bật của gỗ xoan tự nhiên, là khi xẻ tấm càng mỏng thì càng dễ bị cong vênh. Những tấm xẻ mỏng 1-2cm là rất dễ bị cong vênh, nứt nẻ. Do đó, càng xẻ gỗ dày thì sẽ hạn chế được tình trạng này. Ngoài ra, gỗ xoan đào có bị cong vênh, nứt nẻ hay không phụ thuộc rất lớn vào quy trình xử lý gỗ. Kể cả những loại xoan đào tốt, nhưng không được tẩm sấy kỹ càng thì sau 1 thời gian sử dụng cung sẽ bị ngót lại. 

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

Cây gỗ mít

Gỗ mít là cây ăn quả và cây lấy gỗ quen thuộc. Cây có tên khoa học “Artocarpus heterophyllus” – thuộc vào họ dầu tằm. Nhưng ít ai biết cây mít có xuất xứ từ Nam Ấn Độ. Cây mít cho quả ngọt và gỗ với những đặc tính vượt trội như bền, ít bị mối mọt và màu sắc đẹp. Gỗ mít được sử dụng rất nhiều trong đời sống như: tạc tượng, đóng bàn thờ, tủ gỗ, đóng bàn ghế, làm tang trống, bom rượu, chậu ngâm chân, làm sàn nhà, làm cầu thang ...

Cây mít dễ mọc dễ sinh trưởng với nhiều vùng khí hậu và kể cả môi trường nghèo dinh dưỡng. Cây mít mọc và bao phủ khắp mọi nơi ở nước ta. Cây cao trung bình từ 10m đến 30m, đường kính từ 10 – 30 cm, vỏ bên ngoài khá dày và có màu xám xám, nhiều cành, sai trái. Phần lá mít hơi bầu bầu, lá dày còn hoa mít thì thuộc đơn tính, cây khoảng 3 năm tuổi sẽ bắt đầu cho trái. Quả thường mọc từ dưới gốc lên đến các cành.

Bởi độ phân bố ở khắp mọi nơi và sản lượng dường như khá lớn nên gỗ mít xếp vào nhóm IV trong danh sách gỗ nước ta.

Cây gỗ mít có nhiều loại khác nhau, cây mít được phân biệt thông qua chất lượng của quả và chất lượng gỗ. 

+ Cây gỗ mít dai

Dòng gõ này được dùng khá nhiều trong các ngành, năm tuổi của chúng lên đến 40 50 năm, các chuyên gia nhận định về lõi mít dai tốt và không hề bị cong vênh. Chất lượng gỗ mít dai là tốt nhất nhưng gỗ mít dai thường ít lõi.

+ Cây gỗ mít mật

Với gỗ mít mật phần lõi đặc và nhiều hơn gỗ mít dai. Vỏ và lớp biểu bì bên ngoài mỏng, trung bình khoảng 25 – 30 năm tuổi là có thể khai thác được gỗ. 

+  Cây gỗ mít rừng

Đặc điểm của loại gỗ mít này rất đặc biệt vì chúng có múi và có mùi thơm mít chín bình thường nhưng không có múi (người ta còn gọi chúng là ba la mít). Gỗ mít rừng thường kém chất lượng hơn gỗ mít trồng vì tom gỗ to, kém mịn.

+ Gỗ mít nhập khẩu Nam Phi

Đây là dòng gỗ nhập khẩu; có màu; tom gỗ tương đồng với mít. Loại gỗ này cần thời gian xử lý dài. Từ đó, mới có thể chống cong vênh nứt nẻ.

Đặc tính của gỗ mít

+ Khi mới khai thác, lõi gỗ có màu vàng sang trọng. Gỗ mít để lâu ngoài trời không gia công theo thời gian chúng sẽ chuyển từ màu vàng sang màu đỏ thẫm.

Ưu điểm của gỗ mít

+ Vân gỗ mít không nhiều như các loại gỗ tự nhiên khác nhưng phần thớ và chất lượng gỗ lại được đánh giá rất cao.

+ Gỗ mít có hương thơm nhẹ gần giống mùi nên được nhiều khách hàng yêu thích. Có lẽ vì tính chất này mà bàn thờ, đồ thờ và tượng phật được tạc bằng gỗ mít.



+ Gỗ mít có khối lượng nhẹ nên dễ dàng cho việc thi công và vận chuyển.

+ Gỗ mít phổ biến ở khắp mọi nơi, vì thế chúng có giá thành phải chăng. Gỗ Mít khá là bền với thời gian; trung bình tầm vài chục năm, nhiều khi có thể lên đến cả trăm năm.

 Nhược điểm của gỗ mít 

Gỗ mít thường dễ bị cong vẹo và tiết diện nhỏ.

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

Cây gỗ tần bì, gỗ Ash

Gỗ tần bì hay còn có tên gọi là gỗ Ash, cây có tên khoa học là Fraxinus

Gỗ tần bì là cây có hoa thuộc họ Oliu và được phân bố rộng rãi trên thế giới nhưng được trồng chủ yếu tại các khu vực có khí hậu lạnh như Bắc Mỹ hay Châu Âu bởi khí hậu càng lạnh thì sẽ lại càng cho ra gỗ chất lượng tốt. Gỗ tần bì có bề ngoài rất giống gỗ thông và gỗ sồi Nga. Vân gỗ tần bì rất đẹp, khá giống vân gỗ Pơ Mu của Việt Nam. Gỗ tần bì là loại gỗ được nhập khẩu với giá cả phải chăng. Về phân nhóm theo chất lượng thì gỗ tần bì thuộc nhóm IV, nhóm gỗ có chất lượng cao. 

Ưu điểm của gỗ tần bì

- Gỗ tần bì có ưu điểm nổi bật là khả năng chịu lực tốt. Sức chịu sự va chạm của tần bì thuộc loại tuyệt vời, gỗ dễ uốn cong bằng hơi nước. Gỗ tần bì không nứt nẻ, cong vênh, co ngót. Gỗ có độ bám đinh, ốc và keo dán gỗ rất tốt, dễ thiết kế.

- Gỗ tần bì nổi bật bởi gam màu sáng rất, thớ gỗ mịn và khả năng nhuộm màu và thấm nước sơn tốt mang đến cho không gia một vẻ đẹp ấm cúng và sang trọng

Nhược điểm của gỗ tần bì

Gỗ tần bì không ngấm thuốc và phần tâm gỗ cũng không có khả năng kháng mọt, gỗ tần bì rất kém trong việc chống mối mọt. Gỗ mềm độ bền khoảng 15 năm.


Gỗ tần bì khá đa dạng về chủng loại và nguồn gốc, chúng bao gồm các loại sau:

- Gỗ tần bì trắng (White Ash): Là một loại cây gỗ cứng, độ đàn hồi tốt. Gỗ tần bì trắng được sử dụng rộng rãi trong nội thất như ván sàn, tủ gỗ và đồ nội thất. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại gỗ kết hợp cả sức mạnh và nhẹ nhàng thì gỗ tần bì trắng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

- Gỗ tần bì Tamo (Tamo Ash): Tần bì Tamo còn có tên gọi khác là Fraxinus Mandshurica, phân bố chủ yếu ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga,… Điểm đặc biệt của loại gỗ này đó là có những phần thân gỗ hình đậu phộng, nguyên nhân được cho là các loại dây leo quấn quanh cây làm cản trở nguồn dinh dưỡng khiến cây phát triển không đồng đều.

- Gỗ tần bì đen (Black Ash): Loại này có tên khoa học là Fraxinus Nigra. Màu gỗ tần bì đen tối hơn một chút, vân gỗ màu nâu sẫm và các vân gỗ gần nhau hơn. Tần bì đen phân bố chủ yếu ở miền đông Canada và đông bắc Hoa Kỳ, từ phía tây Newfoundland đến đông nam Manitoba, và phía nam đến Illinois và bắc Virginia.

- Gỗ tần bì bí ngô (Pumpkin Ash): Tên khoa học là Fraxinus Profunda, loại cây này được phân bố chủ yếu ở Đông Bắc Mỹ. Gỗ có màu nâu đậm hơn so với tần bì trắng, loại gỗ này được ứng dụng rất nhiều trong chế tạo đồ nội thất.

- Gỗ tần bì Orgon ( Oregon Ash): Còn có tên gọi khác là Fraxinus Latifolia, loại gỗ này phân bố chủ yếu ở Tây Bắc Mỹ. Khi trưởng thành cây có thể đạt chiều cao từ 20 – 25m, đường kính thân từ 0.3 – 1.0m.

- Gỗ tần bì xanh (Green Ash): Là một loại gỗ tần bì có nguồn gốc ở miền đông và miền trung Bắc Mỹ, từ Nova Scotia phía tây đến đông nam Alberta và đông Colorado, nam tới bắc Florida, và tây nam đến Oklahoma và đông Texas.

- Gỗ tần bì châu âu (European Ash): Đây là dòng gỗ tần bì bản địa của phần lớn châu Âu và cả nhiều dãy núi tại Kavkaz và Alborz.

 


Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

Cây gỗ cẩm lai

Gỗ cẩm lai là loại gỗ tự nhiên được nuôi trồng và phát triển phổ biến ở các vùng núi các tỉnh miền nam Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.

Gỗ cẩm lai là loại gỗ thuộc họ đậu, có tên khoa học là Dalbergia Cochinchinensis. Gỗ cẩm lai thuộc nhóm gỗ quý hiếm nhóm IA – nhóm những loại gỗ quý, có vân gỗ đẹp và mang lại giá trị kinh tế cao.

Gỗ cẩm lai có đặc tính là chắc bền, ít mối mọt, vân nhỏ rõ đẹp chạy toàn thân gỗ, chất gỗ đanh chắc, dễ gia công, đánh bóng. Thớ gỗ cẩm lai có màu nâu ánh hồng, vân gỗ đen, gỗ có thớ mịn, khi mới xẻ gỗ có mùi thum thủm như tre ngâm.


Gỗ cẩm lai cũng là loại cây sinh trưởng khá chậm so với các loại gỗ khác như gỗ xoan đào, hay gỗ thông. Thịt vỏ của cây gỗ cẩm lai có mùi sắn dây nhẹ, khá thơm, gỗ cẩm lai có lõi đỏ vàng, chất gỗ chắc, ít bị mối mọt tấn công. Chính vì vậy gỗ cẩm lai được rất nhiều người yêu thích chọn để thiết kế nội thất trong nhà: bàn thờ ông địa bằng gỗ cam lai, lộc bình gỗ cẩm lai,…

Gỗ cẩm lai nhẹ hơn gỗ trắc nhưng nhìn bề ngoài dễ nhầm chúng với nhau. Với gỗ trắc thì sẽ có màu đen vàng hoặc đỏ khi đánh giấy ráp rồi sử dụng lâu ngày thì sẽ chuyển màu gần như màu của gỗ cẩm lai nên sẽ khiến cho nhiều người dễ bị nhầm lẫn.
Về mùi hương thì gỗ trắc sẽ cho mùi thơm nhẹ, khi đốt gỗ sẽ có tiếng nổ nhẹ cùng khói tỏa hương thơm nhẹ cùng cháy sùi nhựa, có tàn màu trắng thì gỗ cẩm lai thịt vỏ có mùi thơm như thớ gỗ lại có mùi thum thủm giống với mùi của tre ngâm. Gỗ cẩm lai có thớ gỗ có màu nâu ánh hồng, cân đen, gỗ có thớ mịn thì gỗ trắc sẽ có vân gỗ chìm, xoắn xít nổi lên theo từng lớp, và trọng lượng cũng rất nặng, nặng hơn gỗ lim.

Gỗ cẩm lai có những loại sau:
Gỗ cẩm lai được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào xuất xứ

1. Gỗ cẩm lai đỏ
Giống như tên gọi của loại gỗ này thì có màu đỏ đặc trưng và nổi bật, là loại gỗ có giá trị cao nhất trong các loại gỗ cẩm lai nhờ vào màu sắc nổi bật, đường vân đẹp, kết cấu gỗ chắc, có mùi hương vô cùng dễ chịu. Tuy nhiên, loại gỗ cẩm lai này ngày càng quý do việc khai thác một cách tràn lan do giá trị của nó.

2. Gỗ cẩm lai đen
Gỗ cẩm lai đen thì có vân gỗ và thịt gỗ chung một màu, bề mặt gỗ bóng mịn dù không cần dùng đến sơn bóng. Ngoài ra, bên trong loại gỗ này bao gồm cả chất tinh dầu có thể xua đuổi được các loại côn trùng hay mối mọt nên ngoài việc dùng để sản xuất đồ mỹ nghệ thì nó còn được dùng để chế tinh dầu để trong phòng.

3. Gỗ cẩm lai tím
Gỗ cẩm lai tím có điểm đặc biệt hơn so với hai loại ở phía trên chính là khả năng có thể đổi màu từ bóng tối ra ánh sáng nó có thể chuyển từ màu xanh sang màu tím và ngược lại. Loại gỗ này thường có đặc điểm là cứng, ít bị biến dạng do thời tiết tác động, đường vân đẹp.